Thứ Ba, 25 tháng 2, 2014

‘Các phương án thi đang tiệm cận thế giới’

Chiều 24/2, trả lời về những thay đổi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ sắp tới, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng (Bộ GD-ĐT) cho biết “các phương án đưa ra đang tiệm cận cách đánh giá của thế giới; giáo dục không có đáp số cuối cùng, chỉ có phương án hợp lí hơn”.
Với phương án thi tốt nghiệp 4 môn, trong đó có 2 môn tự chọn, kỳ thi năm 2014 sẽ được tổ chức như thế nào? Sau năm 2014, chuyện thi cử có tiếp tục biến động? Vấn đề đặt ra được Bộ GD-ĐT giải đáp tại buổi họp báo chiều 24/2.  

Thi, tốt nghiệp, học sinh, giáo dục
Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT)

Chuyện giáo dục, câu chuyện không đáp số

“Câu chuyện của giáo dục là câu chuyện không có đáp số cuối cùng, chúng ta sẽ không có được phương án nào trọn vẹn nhất mà sẽ chỉ là hợp lí và phù hợp hơn cả”.
Đây là phát biểu của PGS. TS Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục trong buổi họp báo của Bộ GDĐT công bố chính thức phương án thi và tuyển sinh diễn ra vào chiều muộn ngày 24/2.
Tám môn trong hai ngày
Theo công bố chính thức của Bộ GDĐT, thi tốt nghiệp THPT năm 2014 sẽ bao gồm bốn môn: hai môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn và hai môn tự chọn trong số các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Lịch sử và Ngoại ngữ.
Việc công nhận và xếp loại tốt nghiệp sẽ sử dụng kết quả học tập và rèn luyện của học sinh ở lớp 12 với kết quả của bốn môn thi theo trọng số đánh giá là 50% + 50%.
Đã có không ít câu hỏi được đặt ra với lãnh đạo Bộ Giáo dục tại buổi họp báo khi đưa Ngoại ngữ vào trong số những môn tự chọn.
PGS.TS Mai Văn Trinh cho biết, việc đưa Ngoại ngữ vào nhóm môn tự chọn dựa trên những góp ý, ý kiến của phụ huynh, học sinh và xã hội.
“Việc chúng ta đưa Ngoại ngữ vào nhóm môn tự chọn hay để là môn khuyến khích đều đánh giá đúng vị trí của Ngoại ngữ. Nhưng chúng ta sẽ đi tới lộ trình ngoại ngữ là môn thi bắt buộc”- TS Trinh khẳng định.
Được biết Ngoại ngữ năm nay sẽ có thêm phần tự luận trong đề thi.

Ngành giáo dục đang hướng tới đổi mới thi cử để không còn là "gánh nặng" cho học sinh và phụ huynh

Thứ Sáu, 21 tháng 2, 2014

Thầy không giữ lễ, khó dạy trò phải “tôn sư”

Để trò hành xử đúng mực thì trước hết thầy phải là tấm gương.

LTS: Từ vụ thầy trò đánh nhau trên bục giảng tại Trường THPT Nguyễn Huệ (Bình Định), tuy đều thống nhất đánh giá “thầy không tròn, trò không trọn” nhưng nhiều chuyên gia cho rằng truyền thống tôn sư trọng đạo cũng cần được nhìn nhận lại cho phù hợp với xã hội hiện đại… Pháp Luật TP.HCM xin giới thiệu bài viết của ThS Lê Thị Lan Anh - Phó Viện trưởng Viện Phát triển Giáo dục và Trí tuệ Việt. Đồng thời mời bạn đọc góp thêm ý kiến.
Trước tiên phải khẳng định rằng tôn sư trọng đạo là truyền thống từ ngàn xưa của ông cha ta. Tinh thần đó được lưu giữ và truyền từ đời này qua đời khác, từ thế hệ học trò trước sang thế hệ học trò sau. Thời gian gần đây, một số hiện tượng mặt trái của giáo dục nhận được rất nhiều quan tâm của dư luận như clip thầy trò tát nhau, clip bảo mẫu hành hạ trẻ em… Đó là những hạt sạn trong ngành giáo dục mà không một người quản lý nào mong muốn xảy ra. Tuy nhiên, nó đã xuất hiện khiến chúng ta cần có sự nhìn nhận, đánh giá đúng mức về hai chữ “trọng đạo”, “tôn sư”.
Thầy đánh trò: Tự đánh mất đạo làm thầy
Nghề giáo như một nghệ nhân uốn cây non. Cây còn nhỏ, sử dụng phương pháp và cách thức phù hợp để cây trưởng thành khỏe mạnh, hướng về phía ánh sáng. Khi cứng cáp hơn, cây cần được chăm chút, tưới bón sao cho từng bước đương đầu được với sóng gió cuộc đời. Để trở thành người thầy giỏi, xuất sắc cũng là cả một nghệ thuật. Người thầy vốn là tấm gương để học trò noi theo. Hằng ngày thầy giảng những tri thức, triết lý sống, lời hay ý đẹp thì chính thầy cũng cần biết tiết chế, kìm nén cảm xúc giận dữ. Nghề giáo đòi hỏi một sự chuẩn mực lớn hơn rất nhiều so với ngành nghề khác. Bởi vậy, dạy học trò đã khó, phạt học trò còn khó hơn. Khi người thầy thiếu tiết chế, tức giận đến mức đánh học trò đó là một hành động thiếu kiểm soát, phản khoa học, tạo thành tấm gương mờ đối với trò. Thầy không được trò phục là tự đánh mất cái đạo làm thầy.

 
Thầy cô dạy THPT không chỉ là thầy mà còn cần là bạn của trò.

Đổi mới kỳ thi tốt nghiệp THPT: Chọn phương án có lợi cho học sinh

Trước nhiều luồng ý kiến đồng thuận cao lẫn trái chiều về dự thảo đề án của Bộ GD-ĐT về đổi mới thi và xét tốt nghiệp THPT, cuối cùng phương án nào sẽ được chọn lựa? Để rộng đường dư luận, Báo SGGP xin trích đăng một số ý kiến của các nhà quản lý giáo dục, phụ huynh học sinh.
Trường THPT Lương Thế Vinh tổ chức dò bài ôn thi môn Sinh cho học sinh lớp 12.

Thứ Ba, 18 tháng 2, 2014

Gieo lại niềm tin

Suốt nhiều năm qua, những cán bộ, giáo viên, kỹ thuật viên Trung tâm Phục hồi chức năng Việt - Hàn (trụ sở ở xã Đông Yên, huyện Quốc Oai) vẫn lặng lẽ ươm mầm tương lai cho hàng trăm trẻ khuyết tật. Cách gọi gần gũi - "Ngôi nhà thân thương Việt - Hàn" đã cho các em tái hòa nhập cộng đồng, vượt lên số phận, mang lại những niềm tin vào cuộc sống mới.

Vượt lên số phận

Từ lâu, em Nguyễn Thị Huyền vẫn được mọi người ở Trung tâm Phục hồi chức năng Việt - Hàn yêu mến gọi là "ca sĩ". Bằng chất giọng "trong trẻo, thánh thót như chim hót", Huyền đã mang lại niềm tin yêu cuộc sống cho các bạn của mình. Gặp Huyền trong lớp dạy làm hoa nghệ thuật, dù phải ngồi trên xe lăn nhưng các động tác làm một bông hoa của em rất nhanh và thuần thục. Chỉ chưa đầy hai phút, từ nguyên liệu là miếng vải lụa đơn điệu, Huyền đã tạo nên bông hoa đào đẹp mắt và sống động. Huyền khoe: "Chúng em được các cô dạy làm các loại hoa đào, hoa mai, hoa ly, hoa lan... Làm một cành hoa, chúng em phải thực hiện các công đoạn như quấn sắt, lấy vải, làm hoa, lá, nụ. Vui nhất là sản phẩm làm ra được bán cho các đoàn khách đến trung tâm và người dân xung quanh". Năm nay bước sang tuổi 17, cái tuổi người ta thường nói là "bẻ gãy sừng trâu", thế nhưng với Huyền là một sự thiệt thòi lớn khi cuộc sống của em hơn chục năm qua và những năm sau này, chắc phải gắn bó với chiếc xe lăn. Nhưng vượt lên tất cả, Huyền đã không nản chí. Đặt chân vào trung tâm năm nay là năm thứ 5, Huyền đã học, đã biết được nhiều điều trong cuộc sống. Huyền chia sẻ trong niềm xúc động: "Tình yêu thương và sự sẻ chia của thầy cô, bạn bè đã nâng cánh ước mơ cho em. Nhớ lại những ngày trước khi vào đây, gia đình em rất khó khăn, bố mẹ làm lụng vất vả suốt ngày đêm vẫn không đủ miếng ăn. Khi đó, ở tuổi 12 nhưng em mới học hết lớp 2, mọi sinh hoạt cá nhân rất khó khăn...". Thời gian như một phép màu, giờ đây Huyền đã kiếm ra những đồng tiền đầu tiên từ nghề làm hoa giả. Dù không thể so sánh với người lao động bình thường, nhưng với Huyền, những đồng tiền do chính bàn tay mình làm ra đã thỏa được mơ ước bấy lâu, mà trước đây chính em cũng chưa khi nào dám nghĩ tới.

Đa dạng hình thức xét tuyển

Đến thời điểm này, Bộ GD-ĐT cho biết đã nhận được 50 đề án tuyển sinh từ các trường. Bên cạnh việc thống nhất đưa ra ngưỡng đầu vào để bảo đảm chất lượng thí sinh như yêu cầu của Bộ, các trường, đặc biệt là trường ngoài công lập đã rất linh hoạt trong quy định sơ tuyển, xét tuyển cũng như tiêu chí đầu vào để có thể tuyển được thí sinh phù hợp với mục tiêu cũng như quy mô đào tạo của trường.

Trường công: Đổi môn thi, thêm bài đánh giá

Nguồn tuyển không phải là vấn đề đáng ngại với các trường đại học (ĐH) công lập lớn nên phương án tuyển sinh của các trường này thường theo hướng nâng cao chất lượng nguồn tuyển. Điển hình là Trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Vòng sơ tuyển, thí sinh có tổng điểm trung bình 3 môn thuộc khối thi đạt từ 21 điểm trở lên mới đủ điều kiện nộp hồ sơ đăng ký dự thi. ĐH Quốc gia Hà Nội (ĐHQG HN) thì có thêm kỳ thi đánh giá năng lực chung để chọn vào học một số chương trình đào tạo. Bài thi chuẩn hóa đánh giá năng lực không thiết kế theo các môn thi riêng rẽ, mà tích hợp nội dung kiến thức của các môn khoa học xã hội, khoa học tự nhiên với trọng tâm là những nội dung cơ bản về ngữ văn và toán học tương đương bậc phổ thông. Cách thiết kế này tương tự như cấu trúc và nội dung của các bài thi chuẩn hóa SAT ở bậc ĐH, hay GRE bậc sau ĐH của Mỹ. Phương thức này được coi là tiên tiến, giúp đánh giá toàn diện năng lực của thí sinh, tránh được việc học tủ, học lệch vì coi trọng khả năng áp dụng kiến thức thay vì năng lực ghi nhớ. Vì vậy, các thí sinh sẽ có lợi thế hơn khi thể hiện sự tự chủ, tham gia nhiều các hoạt động ngoại khóa, nghiên cứu khoa học, hoạt động nhóm.

Thứ Hai, 17 tháng 2, 2014

Thiếu chuẩn vẫn được tuyển sinh

Cùng với hơn 200 ngành đại học (ĐH) ngưng tuyển sinh năm 2014, Bộ GD-ĐT cũng công bố 296 ngành cao đẳng (CĐ) ở 74 cơ sở giáo dục ĐH không đủ điều kiện đào tạo. Tuy nhiên, dù chuẩn tối thiểu không đạt nhưng những ngành này vẫn được tuyển sinh trong năm 2014.
Theo Bộ GD-ĐT, trong năm 2014 những ngành đào tạo hệ cao đẳng không đủ chuẩn sẽ bị dừng tuyển sinh trong năm 2015.

Vai trò của sinh viên trong giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Trong bối cảnh đất nước ta đang đẩy mạnh CNH, HĐH, hoàn thiện nền kinh tế thị trường, định hướng XHCN và hội nhập quốc tế mạnh mẽ, vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trên nền tảng kế thừa di sản văn hóa của cha ông, kết hợp học hỏi những tinh hoa văn hóa nhân loại cần được đặc biệt chú trọng. Với vai trò là tổ chức đại diện cho sinh viên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam cũng như mỗi sinh viên cần phải làm gì tham gia thực hiện trọng trách này?
Nhìn nhận những hạn chế
Quá trình hội nhập quốc tế đã có những tác động nhất định, làm thay đổi phương thức tư duy, lối sống của sinh viên theo hướng hiện đại và tích cực, chủ động hơn. Sinh viên nước ta biết thêm nhiều hơn về phong tục, tập quán, văn hóa và con người của các quốc gia trên thế giới. Có điều kiện khám phá thế giới, tiếp thu và làm chủ các tiến bộ khoa học -kỹ thuật hiện đại, tri thức mới...
Bên cạnh đó, cũng có những hạn chế cần được nhìn nhận và điều chỉnh kịp thời, như: Một bộ phận sinh viên xa rời truyền thống, lịch sử, văn hóa của dân tộc. Không ít người có thái độ ứng xử, biểu hiện tình cảm thái quá trong các hoạt động giải trí, văn hóa, nghệ thuật; lãng quên, thờ ơ đối với dòng nhạc dân ca, dòng nhạc cách mạng, truyền thống. Bên cạnh đó, chúng ta thấy một hiện tượng đáng báo động của giới trẻ nói chung và sinh viên nói riêng trong việc hội nhập, tiếp thu văn hóa thế giới, du nhập những hoạt động văn hóa tiêu cực, không phù hợp thuần phong, mỹ tục của dân tộc. Không ít sinh viên đang ngày đêm cuốn vào các trò chơi điện tử, online mang nặng tính bạo lực, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, thời gian học tập. Có những người say mê với các ấn phẩm, văn hóa phẩm không lành mạnh, độc hại, dẫn đến những hành động suy đồi đạo đức, vi phạm pháp luật.

Thứ Năm, 13 tháng 2, 2014

Ra đề thi theo kiểu “Ai là triệu phú”

Trò chơi truyền hình “Ai là triệu phú” trên VTV3 là một game show hấp dẫn thu hút hàng triệu khán giả màn ảnh nhỏ. Ra đời đã khá lâu nhưng đến nay nó vẫn còn nguyên độ “hot”. Điểm đặc biệt của trò chơi này là hiếm có người chơi nào phải ra về tay không, ít ra cũng được chút “lộ phí tàu xe” với năm câu hỏi khuyến mãi đầu tiên, có lúc các câu hỏi dễ đến mức khiến khán giả phải bực mình. Chẳng hạn câu hỏi: Con gà có mấy chân: 1 - 2 - 3 - 4; con người thở bằng gì: mũi - tai - lưỡi - mắt... Đó là trò chơi, mà đã là trò chơi thì tùy theo mục đích, tiêu chí của mình, chương trình có thể đặt ra bất kỳ kiểu câu hỏi nào, miễn đảm bảo yêu cầu giải trí vui vẻ, lành mạnh là được.

Thi riêng vẫn "thòng" ba chung

Kỳ thi tuyển sinh năm 2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) chính thức quy định về tự chủ tuyển sinh của các trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) nhằm thực hiện định hướng đổi mới căn bản, toàn diện và Luật Giáo dục ĐH. Kết thúc thời hạn, có 53 lượt đề án nhưng có 50 đề án chính thức (ba đề án trùng) của 50 trường xây dựng đề án tuyển sinh riêng trong tổng số hơn 420 trường ĐH, CĐ trên cả nước với nhiều phương pháp tuyển sinh khác nhau.
Mỗi trường một phương pháp
Theo đánh giá chung của Bộ GDĐT, trong số 50 đề án tuyển sinh riêng của các trường ĐH, CĐ, mỗi trường đều có phương pháp tuyển sinh khác nhau. Điển hình, Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội tiếp tục tổ chức thi tuyển sinh ĐH theo phương thức ba chung nhưng bổ sung vòng sơ tuyển dựa trên kết quả học tập THPT trước khi thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi. Các thí sinh đăng ký trực tuyến trên trang thông tin điện tử tuyển sinh của trường tại địa chỉ ts.hust.edu.vn sẽ được cấp một tài khoản với mật khẩu cá nhân để điền phiếu trên mạng một số thông tin; những thí sinh ở các vùng sâu, vùng xa không có điều kiện truy cập mạng có thể gửi phiếu đăng ký sơ tuyển. Tiêu chí xét sơ tuyển là tổng điểm trung bình của ba môn thuộc khối thi ở năm học kỳ THPT (sáu học kỳ đối với thí sinh đã tốt nghiệp các năm trước). Căn cứ chỉ tiêu dự kiến và số lượng thí sinh đăng ký, hội đồng tuyển sinh trường xét điểm từ cao xuống thấp để xác định điểm chuẩn sơ tuyển phù hợp điểm chuẩn sơ tuyển được công bố trước ngày 17-3 trên trang thông tin điện tử tuyển sinh của trường, trang tuyển sinh của Bộ GDĐT và trên các phương tiện thông tin đại chúng được gửi theo đường bưu điện tới các trường THPT. Kỳ thi chính thức, thí sinh đạt vòng sơ tuyển nộp hồ sơ đăng ký từ ngày 17-3.

Thứ Tư, 12 tháng 2, 2014

Khống chế tỷ lệ miễn thi tốt nghiệp sẽ tạo sự cạnh tranh lành mạnh

Ngày 10/2, trao đổi với báo chí về những vấn đề quanh các đóng góp về dự thảo thi tốt nghiệp THPT năm 2014, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết, dù còn nhiều ý kiến lo lắng việc giảm số môn thi (chỉ còn hai môn bắt buộc - Toán và Ngữ văn) và hai môn tự chọn sẽ dẫn đến hậu quả học sinh (HS) không học toàn diện các môn, nhưng việc xét công nhận và xếp loại tốt nghiệp không chỉ sử dụng kết quả thi như hiện nay mà có sử dụng cả kết quả đánh giá trong quá trình học tập (cùng có trọng số 50%).

Thí sinh Nghệ An tại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2013.

Giảng viên giỏi: Khó tìm, khó giữ, khó chiều

Tìm giảng viên học vị cao khó khăn đến mức nào mà ngay cả những trường được đầu tư nhiều tiền của như các đại học địa phương cũng chật vật?
Lời kể của “nhà giàu”
Danh sách các trường có ngành học bị tạm dừng tuyển sinh với hàng loạt trường địa phương ở Hà Nam, Hưng Yên, Ninh Bình, Hải Phòng, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Giang, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Quy Nhơn, Thái Bình, Cần Thơ… không khiến những người trong ngành bất ngờ. Bởi vì, việc thiếu hụt đội ngũ giảng viên trình độ cao được nhận định từ khi hàng loạt địa phương bùng phát việc nâng cấp trường cao đẳng lên đại học.
Ông Trần Phương, Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, cho rằng, những người tốt nghiệp ĐH và thạc sĩ trở lên phần lớn đều ở Hà Nội, chiếm khoảng 50%. Con số này ở TPHCM là khoảng 25%. Và hơn 60 tỉnh, thành chia nhau phần còn lại. Như vậy các tỉnh làm sao có đủ giảng viên để phát triển trường ĐH?
Chia sẻ câu chuyện thiếu giảng viên ở địa phương, ông Trần Phương tiết lộ một câu chuyện thực tế: “Chủ tịch HĐQT một trường ĐH ở Nam Định đã phải lên tận Hà Nội để “cầu cứu” tôi, đề nghị cho mượn một số thầy cô giáo của trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ về giảng dạy. Tôi đồng ý cho các trường mượn giảng viên và vài trưởng khoa, nhưng họ chỉ đứng tên để qua mặt Bộ GD-ĐT mà thôi. Bộ cứ thấy tên trưởng khoa là tiến sĩ thì cho phép mở ngành, mở trường... Nhưng mấy ông tiến sĩ đó dạy ở Hà Nội đã hết hơi, làm sao mà đi thêm 100 km nữa mà dạy?”.
  tiến sĩ, giảng viên

Thứ Ba, 11 tháng 2, 2014

Cao Thái Sơn "mất tích", showbiz sẽ buồn hay vui?

Thật khó để đưa ra câu trả lời rằng showbiz sẽ buồn hay vui khi vắng mặt Cao Thái Sơn.

Một trong những thông tin được nhiều người chú ý thời gian gần đây chính là thông tin nam ca sĩ Cao Thái Sơn sẽ rời xa showbiz một thời gian và chính thức quy y cửa Phật. Và đến giờ phút này, "chính chủ" cũng đã chính thức lên tiếng về chuyện của bản thân mình.
Cao Thái Sơn chia sẻ: "Ở tuổi 29 nhưng tôi thấy mình đã trải qua được tất cả các cảm xúc từ hạnh phúc, bình yên, sóng gió cho tới cô đơn nhất. Thông thường, mỗi người đều có một mục đích sống đó là có một sự nghiệp thành đạt, có được mọi thứ vật chất đầy đủ và một gia đình ấm áp.
Có lẽ, tôi may mắn thành công sớm nên giờ đây, điều tôi cần là một chút bình yên cho riêng mình. Mỗi lần tôi đến chùa hay nghĩ tới Phật, lòng tôi cảm thấy nhẹ nhàng hơn. Khi tôi quyết định quy y cửa phật, tôi không xin cho tôi được giàu có mà tôi chỉ xin cho mình sự bình an, sống hiền lành và gặp được nhiều người tốt bên cạnh.

Cao Thái Sơn quy y cửa Phật và sẽ "mất tích" một thời gian.

Khi nhạc Việt “chán yêu”

Đã qua rồi thời của những bài hát “não tình”, nhiều nhạc sĩ đã đưa đến khán giả một góc nhìn khác về tình yêu. Đó chưa hẳn là tình yêu thời bão thông tin hay @ như mọi người thường gọi, nhưng vẫn “nổi loạn” và nhiều màu sắc hơn trong chính chọn lựa của người sáng tác và ca sĩ biểu diễn.
Nói nhạc Việt “chán yêu” tức là trước đó, nhiều ca sĩ, nhạc sĩ hay chính khán giả thưởng thức cũng đắm chìm trong một đóng các ca khúc đến hôm nay tạm gọi là khá ủy mị. Đương nhiên, nhạc nào cũng có thời có điểm của nó, khi khán giả thích nghe kiểu “lựa chọn ai giữa anh và em”, “tình hiếu em phải làm sao”, “nước mắt hay nỗi đau còn lại”... thì nhiều nhạc sĩ không ngần ngại đáp ứng ngay món ăn thị trường nóng hổi ấy. Tuy nhiên, đó không phải là xu hướng âm nhạc hội đủ các yếu tố để nó phát triển thành trào lưu sau này, chính ca sĩ và khán giả đã đào thải dòng nhạc này một cách nhanh chóng. Thay vào đó, là một kiểu yêu mới, khác lạ và có nhiều cung bậc hơn.
 - 1
Mai Khôi - nữ ca sĩ luôn dám làm những điều chưa ai làm

Thứ Hai, 10 tháng 2, 2014

Có con với David Beckham, cát-sê 8 tỷ/đêm: Sao Việt gây bão với trò lố

Ca sĩ Phương Thanh cũng lại tung hỏa mù trên trang cá nhân khi đăng tải hình ảnh chụp chiếc phong bì có viết rõ ràng dòng chữ: Thù lao biểu diễn Hẹn Yêu. 8 tỷ.
Trong thời gian vừa qua, không ít nghệ sỹ nổi tiếng, các hotgirl…gặp “tai nạn” trên mạng xã hội. Họ trở thành tâm điểm của dư luận vì một status hay một bức ảnh “lộ hàng” nào đó. Tuy nhiên, liệu đó có phải là tai nạn “từ trên trời rơi xuống” hay đó là những thứ họ cố tình tạo ra để tạo sự chú ý?

Từ những “ngôi sao” facebook…

Trong những năm vừa qua, có không ít người nổi tiếng, trở thành “sao” và xuất hiện trong các “bản tin sao Việt” của không ít phương tiện truyền thông. Đây là một “loại sao” đặc biệt nổi tiếng bằng những trò nghịch ngợm, thậm chí dị hợm trên mạng xã hội facebook.

"Bà Tưng" là một trong những trường hợp điển hình cho những “ngôi sao facebook” trong năm vừa qua. Cô gái có cái tên khá đẹp Huyền Anh này trở thành nhân vật của showbiz chỉ với 1 clip không mặc áo ngực nhún nhảy theo điệu nhạc.
"Bà Tưng" là điển hình cho những "ngôi sao facebook" đang nổi như cồn

Vietnam Idol: Mỹ Tâm nhiều lần bất đồng với Dũng 'khùng' và Anh Quân

Rất hiếm khi giám khảo Mỹ Tâm và nhạc sĩ Anh Quân, đạo diễn Nguyễn Quang Dũng lại có nhiều ý kiến trái ngược nhau về phần trình diễn của các thí sinh như trong đêm gala 2 Vietnam Idol.


Ba vị giám khảo Vietnam Idol (từ trái sang phải): nhạc sĩ Anh Quân, ca sĩ Mỹ Tâm và đạo diễn Nguyễn Quang Dũng