Nhiều thí sinh kì thi tốt nghiệp THPT 2013 cho rằng việc mang máy quay vào phòng thi để chống tiêu cực không cần thiết.
Không thể lăm le tố giác bạn bè
Đã trải qua 4 môn thi, bạn Phùng Hoàng,
trường THPT Hà Nội Amsterdam tỏ ra khá tự tin dù đề thi năm nay nhiều
môn được đánh giá là hay, lạ và đổi mới. Hội đồng thi của Hoàng gồm ba
trường: Chu Văn An, Hà Nội Amsterdam và Chuyên Ngữ. Đây là 3 trường top
đầu cả nước về chất lượng giáo dục.
Theo Hoàng, việc mang phao, sử dụng tài liệu trong kỳ
thi tốt nghiệp tại phòng thi của Hoàng gần như không có. Bạn chia sẻ:
“Sử dụng phao, các bạn đã tự lấy ổ để khoá cuộc đời mình. Đó là chưa kể,
thi tốt nghiệp là kì thi mà bất cứ ai cũng nên đỗ. Đỗ tốt nghiệp là
cánh cửa cơ bản mở ra con đường tương lai cho bạn và cả người khác nữa.
Sẽ thế nào nếu bạn lăm lăm cầm máy quay, chỉ trực tố cáo thầy cô và bạn
bè?”. Bản thân bạn ấy chắc sẽ bị mang tiếng ác, “ăn ở không tốt”, tiếng
xấu với thầy cô và mọi người.
Hoàng Magic, học sinh lớp 12 trường THPT Chuyên Hà Nội Amsterdam. |
Hoàng bày tỏ, việc thí sinh trong phòng thi, nếu có
trao đổi, nhắc bài hay chia sẻ thông tin cho nhau cũng … dễ thông cảm và
không có gì quá nặng nề. Tuy nhiên, trong phòng thi của Hoàng, các giám
thị trông thi khá chặt chẽ, và không có bạn nào mang máy quay vào phòng
thi.
Không có thời gian để sử dụng máy quay
Sương Mai sau giờ thi môn Sinh tại hội đồng thi của mình. |
Sương Mai là nickname của cô bạn dễ
thương học chuyên Văn trường Chu Văn An. Gặp chúng tớ sau buổi chiều thi
Sinh, Mai tươi tỉnh cho biết, bạn làm khá tốt. Được hỏi phòng bạn có ai
sử dụng máy quay không, Mai chia sẻ, các bạn hầu như tập trung làm bài
và không ai mang mai máy quay cả. Trong một thời gian ngắn, chỉ 60 phút,
việc các sĩ tử vừa hoàn thành bài thi, vừa để ý xem có bạn nào sử dụng
tài liệu không và quay lại để tố cáo xem ra không khả thi.
Mai bày tỏ, kiến thức trong kỳ thi tốt nghiệp hầu hết
nằm trong SGK, việc sử dụng tài liệu không cần thiết nếu bạn chăm chỉ
học tập. Mang máy quay là điều không phù hợp vì chẳng thí sinh nào có
thời gian để sử dụng nếu đang tập trung làm bài.
Linh Kiu và bạn bè trong lễ bế giảng vừa qua. |
Đồng ý kiến với Mai là Linh Kiu. Cô
bạn có gương mặt xinh đẹp và nụ cười duyên dáng của THPT Việt Đức. Tại
hội đồng thi của trường, Linh cho biết, nếu có bạn nào đăng ký sử dụng
máy quay, giám thị sẽ rà soát tiêu chuẩn của loại máy đó xem có phù hợp
để mang vào phòng thi không.
Dù vậy, theo Linh, không có bạn nào sử dụng thiết bị
quay. Vì điều này ảnh hưởng đến thầy cô và các bạn khác. Nếu thi tốt,
làm tốt thì không cần sử dụng đến “phao cứu trợ”.
Chống tiêu cực bằng cách thiết thực
Leo Nguyễn là một thần dân của THPT
Trọng điểm chất lượng cao Chu Văn An Hà Nội. Theo Leo, quy định mang máy
quay vào phòng thi tố cáo vi phạm chưa phát huy rõ rệt hiệu quả. Trong
suy nghĩ của tất cả mọi người, thí sinh đến trường là để thi, không phải
để tố giác sai phạm của ai đó.
Mặt khác, nếu một thí sinh mang máy quay vào phòng,
chính bạn đó sẽ bị phân tâm. Khi vừa làm bài, vừa ngó nghiêng để ý có
bạn nào dùng tài liệu hay không. Quy định dù cho phép thí sinh mang máy
quay, nhưng bạn bè xung quanh sẽ cảm thấy thí sinh này… không an toàn,
ngay chính giám thị cũng bị… áp lực. Như vậy, về mặt tâm lý, cả thầy và
trò đều không thoải mái thì khi làm bài thi, làm sao có kết quả tốt
được. Leo phân tích.
Leo Nguyễn trong lễ bế giảng 2013 tại trường. |
Dù việc mang máy quay nhằm mục đích răn đe, để kì thi
trở nên nghiêm túc, nhưng theo Leo Nguyễn, có nhiều cách để chống tiêu
cực trong thi cử không cần thiết phải sử dụng máy quay. Đó là việc giảm
khối lượng kiến thức cho học sinh trong sách giáo khoa, kết hợp đổi mới
hình thức ra đề. Thí sinh chỉ sử dụng tài liệu khi họ cảm thấy không tự
tin, không an tâm, khi chưa học xong kiến thức. Các môn có “phao” thường
là môn tự luận. Đề ra rộng, học sinh không có khả năng nhớ hết trong
một thời gian ngắn. Những đề thi trắc nghiệm thời gian gần đây đang xoá
dần việc học thuộc lòng không hiểu gì của nhiều sĩ tử.