Ngày 15-7, trong buổi lấy ý kiến lần cuối dự thảo báo
cáo giám sát về việc thực hiện chính sách, pháp luật đảm bảo chất lượng
và Chương trình, Sách giáo khoa (CT, SGK) giáo dục phổ thông, GS Đào
Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên thiếu niên
và nhi đồng của Quốc hội nhấn mạnh: “CT, SGK mới phải giải quyết được
khiếm khuyết về sự thiếu đồng bộ trước đây. Đổi mới có hay đến đâu nhưng
thầy không dạy được, cơ sở vật chất không thể đáp ứng thì vẫn không đạt
yêu cầu”.
Quy mô tăng - chất lượng giảm
“Giáo dục phổ thông đã đạt được những thành tựu đáng kể về quy mô trong giai đoạn đổi mới nhưng chất lượng giảm sút, nhất là giáo dục đạo đức, lối sống” - GS.TS Nguyễn Đình Hương, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội nhận định về chất lượng giáo dục phổ thông hiện nay. Ông Nguyễn Đình Hương cũng chỉ rõ, giáo dục hiện đang nặng với ứng phó thi cử, nặng lý thuyết, kém thực hành, không thực hiện được yêu cầu phân ban, phân hướng, gần như tốt nghiệp phổ thông chỉ để thi vào đại học nên cả ngành và xã hội hàng năm tập trung rất nhiều công sức vào các kỳ thi mà hiện tại không chỉ thi ĐH mà thi vào lớp 1, lớp 10 ở các trường, lớp chất lượng cao cũng không kém căng thẳng.
Một đánh giá đáng chú ý rút ra từ thực tế giảng dạy của trường THPT chuyên Hà Nội Amsterdam cho thấy, nội dung CT, SGK hiện hành mới chú trọng đến các kiến thức cơ bản, chưa chú trọng đến việc tích hợp hợp lý vào môn học các kỹ năng sáng tạo, kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp… Chưa kể tới tính liên thông giữa chương trình giáo dục phổ thông với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học chưa rõ.
Phần nào giải thích cho những hạn chế được nêu ra về CT, SGK phổ thông, GS.TS Nguyễn Viết Thịnh, nguyên Hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho rằng, chất lượng chương trình phổ thông bị đánh giá là lệch lạc giữa dạy chữ và dạy người, chưa đáp ứng được các yêu cầu nói trên có nguyên nhân từ việc bị biến dạng trong quá trình triển khai giảng dạy ở cơ sở. Bản thân sự quá tải, ngoài do chương trình, nội dung SGK còn do sự thiếu đồng bộ về điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên trong trường học và cả bởi sự kỳ vọng của phụ huynh...
Tránh vết xe đổ
“Điểm hạn chế nhất của việc triển khai CT, SGK phổ thông hiện hành là sự thiếu đồng bộ trong việc chuẩn bị các điều kiện để triển khai chương trình như đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, cung ứng thiết bị dạy học, nâng cấp cơ sở vật chất. Trong khi đó, ngành giáo dục chưa khắc phục được mâu thuẫn giữa yêu cầu cao về chất lượng giáo dục và sự hạn chế về trình độ đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý cũng như điều kiện cơ sở vật chất, thời lượng học tập ở trường phổ thông…” – GS Đào Trọng Thi đánh giá.
Theo GS Đào Trọng Thi, việc thiết kế CT, SGK mới phải phù hợp với điều kiện thực hiện chứ đổi mới nhưng không có khả năng triển khai thì không đạt yêu cầu và không khả thi. “CT, SGK phổ thông mới không thể thoát ly điều kiện thực tế, vốn là điểm yếu trước đây. Chương trình đặt ra quá cao, thầy không dạy được, điều kiện cơ sở vật chất không đảm bảo...” - GS Đào Trọng Thi phân tích. Cho rằng việc để tồn tại những hạn chế nói trên không chỉ là trách nhiệm của ngành giáo dục, GS Đào Trọng Thi cho biết, mục tiêu việc giám sát lần này của Ủy ban Thường vụ Quốc hội còn hướng tới xây dựng nghị quyết mới cho đề án đổi mới CT, SGK cũng như đề án đổi mới giáo dục căn bản, toàn diện. “Đặt vấn đề đổi mới nghị quyết cho thấy việc cần thiết đổi mới giáo dục không chỉ có trách nhiệm của ngành giáo dục mà còn phải nhìn nhận ở tầm Quốc hội, Chính phủ. Nếu thấy chính sách không phù hợp thì cần phải sửa đổi, bổ sung” – GS Đào Trọng Thi kết luận.
“Giáo dục phổ thông đã đạt được những thành tựu đáng kể về quy mô trong giai đoạn đổi mới nhưng chất lượng giảm sút, nhất là giáo dục đạo đức, lối sống” - GS.TS Nguyễn Đình Hương, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội nhận định về chất lượng giáo dục phổ thông hiện nay. Ông Nguyễn Đình Hương cũng chỉ rõ, giáo dục hiện đang nặng với ứng phó thi cử, nặng lý thuyết, kém thực hành, không thực hiện được yêu cầu phân ban, phân hướng, gần như tốt nghiệp phổ thông chỉ để thi vào đại học nên cả ngành và xã hội hàng năm tập trung rất nhiều công sức vào các kỳ thi mà hiện tại không chỉ thi ĐH mà thi vào lớp 1, lớp 10 ở các trường, lớp chất lượng cao cũng không kém căng thẳng.
Một đánh giá đáng chú ý rút ra từ thực tế giảng dạy của trường THPT chuyên Hà Nội Amsterdam cho thấy, nội dung CT, SGK hiện hành mới chú trọng đến các kiến thức cơ bản, chưa chú trọng đến việc tích hợp hợp lý vào môn học các kỹ năng sáng tạo, kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp… Chưa kể tới tính liên thông giữa chương trình giáo dục phổ thông với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học chưa rõ.
Phần nào giải thích cho những hạn chế được nêu ra về CT, SGK phổ thông, GS.TS Nguyễn Viết Thịnh, nguyên Hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho rằng, chất lượng chương trình phổ thông bị đánh giá là lệch lạc giữa dạy chữ và dạy người, chưa đáp ứng được các yêu cầu nói trên có nguyên nhân từ việc bị biến dạng trong quá trình triển khai giảng dạy ở cơ sở. Bản thân sự quá tải, ngoài do chương trình, nội dung SGK còn do sự thiếu đồng bộ về điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên trong trường học và cả bởi sự kỳ vọng của phụ huynh...
Tránh vết xe đổ
“Điểm hạn chế nhất của việc triển khai CT, SGK phổ thông hiện hành là sự thiếu đồng bộ trong việc chuẩn bị các điều kiện để triển khai chương trình như đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, cung ứng thiết bị dạy học, nâng cấp cơ sở vật chất. Trong khi đó, ngành giáo dục chưa khắc phục được mâu thuẫn giữa yêu cầu cao về chất lượng giáo dục và sự hạn chế về trình độ đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý cũng như điều kiện cơ sở vật chất, thời lượng học tập ở trường phổ thông…” – GS Đào Trọng Thi đánh giá.
Theo GS Đào Trọng Thi, việc thiết kế CT, SGK mới phải phù hợp với điều kiện thực hiện chứ đổi mới nhưng không có khả năng triển khai thì không đạt yêu cầu và không khả thi. “CT, SGK phổ thông mới không thể thoát ly điều kiện thực tế, vốn là điểm yếu trước đây. Chương trình đặt ra quá cao, thầy không dạy được, điều kiện cơ sở vật chất không đảm bảo...” - GS Đào Trọng Thi phân tích. Cho rằng việc để tồn tại những hạn chế nói trên không chỉ là trách nhiệm của ngành giáo dục, GS Đào Trọng Thi cho biết, mục tiêu việc giám sát lần này của Ủy ban Thường vụ Quốc hội còn hướng tới xây dựng nghị quyết mới cho đề án đổi mới CT, SGK cũng như đề án đổi mới giáo dục căn bản, toàn diện. “Đặt vấn đề đổi mới nghị quyết cho thấy việc cần thiết đổi mới giáo dục không chỉ có trách nhiệm của ngành giáo dục mà còn phải nhìn nhận ở tầm Quốc hội, Chính phủ. Nếu thấy chính sách không phù hợp thì cần phải sửa đổi, bổ sung” – GS Đào Trọng Thi kết luận.
-----------------------------------------------