Trước thông tin
về sách giáo khoa điện tử của nhà xuất bản giáo dục ra đời, rất nhiều
phụ huynh đã tỏ ra quan tâm và thích thú với thiết bị này và hy vọng
con em mình sẽ học tốt tập tốt hơn. Tuy nhiên, một số người lại tỏ ra
băn khoăn về giá của thiết bị mới này và mong giá giảm.
Phụ huynh mong được mua trả góp Classbok
Ngay sau khi sách giáo khoa điện tử chính thức ra mắt, đã gây được sự quan tâm chú ý của báo chí về thiết bị mới này. Trong số hàng trăm ý kiến phản hồi trên các diễn đàn và trong phần ý kiến bạn đọc của các trang báo đưa tin, hầu hết các thành viên đều tỏ ra khá thích thú với thiết bị mới này.
Một
vị phụ huynh có tên Thalawer nhận xét: “Sách giáo khoa điện tử hoàn
toàn phù hợp và hiệu quả cao. Mua một lần dùng cho cả 12 năm học. Đi học
không phải mang vác quá nhiều, tiết kiệm chi phí in ấn, kiểm duyệt chế
bản...bán trả góp cho những gia đình chưa có đủ điểu kiện để mua. Tôi
ủng hộ!”.
Còn bạn đọc Phùng Văn Đạo thì cho biết : “Lớp con gái tôi đã từng dùng thí điểm classbook rồi, khá là tiện dụng. Về cơ bản nó chẳng khác gì một cái máy tính bảng cả, tuy nhiên là nhà cung cấp đã chặn tính năng truy cập wifi, games nên rất yên tâm khi con học tập. Tôi nghĩ sớm muộn gì nó cũng trở thành xu hướng tất yếu thôi, các nước trên thế giới làm lâu rồi”.
Theo Anh Lê Văn Tuấn (Q.5, TP.HCM), hiện anh là giáo viên và cũng có con đang đi học nên anh rất hiểu tâm lý học sinh, cho biết. “Với lối dạy kiểu truyền thống, sáo mòn khiến các em nhanh chán. Đó cũng là lý do vì sao các em không thích học các môn học như Văn, Sử, Địa…Qua tìm hiểu tôi được biết, sách giáo khoa điện tử có tích hợp cả video, âm nhạc…vào bài giảng. Tôi nghĩ, điều này sẽ làm các em hứng thú với bài học hơn. Từ đó sẽ yêu thích các môn học hơn”.
Còn theo chị Lê Thị Thắm (Q.Tân Bình, TP.HCM) thì với sách giáo khoa điện tử, việc quản lý bài vở của con sẽ chặt chẽ hơn. “Vì chương trình học các năm đều nằm gọn trong thiết bị này, nên mình sẽ biết trước được nội dung con học. Từ đó, mình có thể định hướng cho con học kỹ lưỡng và nắm chắc những kiến thức có liên quan trong những năm học tiếp theo”.
Cũng theo chị Thắm thì, chị rất thích một điểm ở sách giáo khoa điện tử đó là quyển sách này không cho phép truy cập internet, chị nói: “Mình có nghe một số phụ huynh nói là nên khuyến khích con lên mạng để tìm hiểu thêm kiến thức, nhưng thật sự là mình không yên tâm về thế giới ảo trên mạng. Sợ nhiều khi không quản lý được con, lại ảnh hưởng không tốt đến tâm lý và kết quả học tập của con. Nếu thiết bị này không có internet thì mình hoàn toàn yên tâm”.
Phụ huynh nghèo sẵn sàng mua nếu… giá giảm
Hiện nay, SGK điện tử đã được bày bán tại nhiều siêu thị và các nhà sách tại một số thành phố lớn. Hầu hết mọi người đều thích các tính năng ưu việt của classbook, tuy nhiên theo phản ánh của nhiều bậc phụ huynh thì với giá 4,8 triệu/chiếc thì nhiều học sinh nghèo sẽ không được sử dụng sách giáo khoa điện tử.
Chị Thu Loan (Q3, TP.HCM) cho biết: “Hôm trước nghe giới thiệu trên tivi và nay được tận mắt chứng kiến ở siêu thị, tôi thấy đây là sản phẩm rất hữu ích. Đặc biệt là với môn tiếng Anh, các con có thể nghe phát âm chuẩn và có sẵn từ điển để tra cứu. Các cháu nhà tôi rất thích thú với quyển sách mới này”.
Tuy nhiên, theo chị Loan thì giá thành của classbook hiện nay khá cao và với thu nhập của gia đình thì chị Loan chưa thể mua cho các con được. “Nếu giá thành hạ thấp xuống nữa, chỉ khoảng 2 – 3 triệu đồng/chiếc thì có thể cố gắng mua”.
Cũng cùng quan điểm với chị Loan, anh Quang Minh (Q.7, TP.HCM) cho biết “Hiện tôi cũng có hai con đang đi học, mới đây có nghe nói về sách giáo khoa điện tử, tôi cũng muốn mua nhưng giá thì hơi đắt. Nếu giá giảm đi ít nhất một nửa thì nhà nghèo như chúng tôi mới có thể mua được cho con mình”.
Chị Thủy và chị Nhung (bán hàng rong, Phú Nhuận) khi nghe nói về thiết bị Classbook, cả hai đều tỏ ra không mặn mà. Chị Thủy chia sẻ: “Nhà chị không có dư giả gì mấy. Hai đứa con ở nhà, chị phải chật vật lắm mới lo cho tụi nó được ăn học như bạn bè. Mà tụi nhỏ ở nhà chị biết tính tụi nó lắm. Nếu thấy bạn bè có chắc nó cũng đòi mua cho mà coi. Không lẽ thấy bạn bè tụi nhỏ có mà mình làm cha mẹ lại để con đi vô lớp học mặc cảm với bạn bè, làm sao đành lòng. Nếu giá thấp xuống thì còn ráng chứ vầy thì cao quá”.
Phụ huynh mong được mua trả góp Classbok
Ngay sau khi sách giáo khoa điện tử chính thức ra mắt, đã gây được sự quan tâm chú ý của báo chí về thiết bị mới này. Trong số hàng trăm ý kiến phản hồi trên các diễn đàn và trong phần ý kiến bạn đọc của các trang báo đưa tin, hầu hết các thành viên đều tỏ ra khá thích thú với thiết bị mới này.
Một vị phụ huynh đang tìm hiểu sách giáo khoa điện tử |
Còn bạn đọc Phùng Văn Đạo thì cho biết : “Lớp con gái tôi đã từng dùng thí điểm classbook rồi, khá là tiện dụng. Về cơ bản nó chẳng khác gì một cái máy tính bảng cả, tuy nhiên là nhà cung cấp đã chặn tính năng truy cập wifi, games nên rất yên tâm khi con học tập. Tôi nghĩ sớm muộn gì nó cũng trở thành xu hướng tất yếu thôi, các nước trên thế giới làm lâu rồi”.
Theo Anh Lê Văn Tuấn (Q.5, TP.HCM), hiện anh là giáo viên và cũng có con đang đi học nên anh rất hiểu tâm lý học sinh, cho biết. “Với lối dạy kiểu truyền thống, sáo mòn khiến các em nhanh chán. Đó cũng là lý do vì sao các em không thích học các môn học như Văn, Sử, Địa…Qua tìm hiểu tôi được biết, sách giáo khoa điện tử có tích hợp cả video, âm nhạc…vào bài giảng. Tôi nghĩ, điều này sẽ làm các em hứng thú với bài học hơn. Từ đó sẽ yêu thích các môn học hơn”.
Còn theo chị Lê Thị Thắm (Q.Tân Bình, TP.HCM) thì với sách giáo khoa điện tử, việc quản lý bài vở của con sẽ chặt chẽ hơn. “Vì chương trình học các năm đều nằm gọn trong thiết bị này, nên mình sẽ biết trước được nội dung con học. Từ đó, mình có thể định hướng cho con học kỹ lưỡng và nắm chắc những kiến thức có liên quan trong những năm học tiếp theo”.
Cũng theo chị Thắm thì, chị rất thích một điểm ở sách giáo khoa điện tử đó là quyển sách này không cho phép truy cập internet, chị nói: “Mình có nghe một số phụ huynh nói là nên khuyến khích con lên mạng để tìm hiểu thêm kiến thức, nhưng thật sự là mình không yên tâm về thế giới ảo trên mạng. Sợ nhiều khi không quản lý được con, lại ảnh hưởng không tốt đến tâm lý và kết quả học tập của con. Nếu thiết bị này không có internet thì mình hoàn toàn yên tâm”.
Phụ huynh nghèo sẵn sàng mua nếu… giá giảm
Hiện nay, SGK điện tử đã được bày bán tại nhiều siêu thị và các nhà sách tại một số thành phố lớn. Hầu hết mọi người đều thích các tính năng ưu việt của classbook, tuy nhiên theo phản ánh của nhiều bậc phụ huynh thì với giá 4,8 triệu/chiếc thì nhiều học sinh nghèo sẽ không được sử dụng sách giáo khoa điện tử.
Chị Thu Loan (Q3, TP.HCM) cho biết: “Hôm trước nghe giới thiệu trên tivi và nay được tận mắt chứng kiến ở siêu thị, tôi thấy đây là sản phẩm rất hữu ích. Đặc biệt là với môn tiếng Anh, các con có thể nghe phát âm chuẩn và có sẵn từ điển để tra cứu. Các cháu nhà tôi rất thích thú với quyển sách mới này”.
Tuy nhiên, theo chị Loan thì giá thành của classbook hiện nay khá cao và với thu nhập của gia đình thì chị Loan chưa thể mua cho các con được. “Nếu giá thành hạ thấp xuống nữa, chỉ khoảng 2 – 3 triệu đồng/chiếc thì có thể cố gắng mua”.
Cũng cùng quan điểm với chị Loan, anh Quang Minh (Q.7, TP.HCM) cho biết “Hiện tôi cũng có hai con đang đi học, mới đây có nghe nói về sách giáo khoa điện tử, tôi cũng muốn mua nhưng giá thì hơi đắt. Nếu giá giảm đi ít nhất một nửa thì nhà nghèo như chúng tôi mới có thể mua được cho con mình”.
Chị Thủy và chị Nhung (bán hàng rong, Phú Nhuận) khi nghe nói về thiết bị Classbook, cả hai đều tỏ ra không mặn mà. Chị Thủy chia sẻ: “Nhà chị không có dư giả gì mấy. Hai đứa con ở nhà, chị phải chật vật lắm mới lo cho tụi nó được ăn học như bạn bè. Mà tụi nhỏ ở nhà chị biết tính tụi nó lắm. Nếu thấy bạn bè có chắc nó cũng đòi mua cho mà coi. Không lẽ thấy bạn bè tụi nhỏ có mà mình làm cha mẹ lại để con đi vô lớp học mặc cảm với bạn bè, làm sao đành lòng. Nếu giá thấp xuống thì còn ráng chứ vầy thì cao quá”.
-----------------------------------------------