1. Mang túi xách quá to
Teo nguồn tin từ bao phu nu
nếu các bạn có thói quen mang những túi xách to để đựng được mọi thứ
cần thiết (và cả không cần thiết) trên vai, bạn sẽ gây hại cho chiếc
lưng của mình. Mang vác quá nặng một bên cơ thể sẽ làm cho đôi vai bị
mất cân bằng và vì vậy, cột lống cũng sẽ bị lệch.
Giải pháp: thay
đổi thói quen sang những chiếc túi xách nhẹ nhàng hơn là khuyến cáo từ
các chuyên gia thuộc Hiệp hội phòng bệnh xương khớp của Hoa Kỳ. Theo đó,
trọng lượng của chiếc túi xách mà bạn mang theo bên người không được
vượt quá 10% trọng lượng của cơ thể.
Ngoài ra, bạn cũng có thể
chia bớt vật dụng từ túi đeo vai to sang túi hoặc thay bằng túi cầm tay
để tạo ra sự cân bằng giữa hai bên trên cơ thể.
2. Giày cao gót hoặc đế bằng
Gót
giày quá cao sẽ buộc bạn phải tạo áp lực làm phần lưng bị uốn cong khi
bước nhằm mục đích giữ thăng bằng cho cơ thể, khiến các khớp xương bị
căng thẳng. Thông tin moi nhưng
giày đế bằng cũng không tốt cho cơ thể, tùy thuộc vào từng loại chân
khác nhau. Những kiểu sandal không có phần gót bọc phía sau có thể làm
chân có xu hướng di chuyển sang hai bên (kiểu đi hai hàng) và phân bố
trọng lượng cơ thể không đều.
Giải pháp: mỗi người sẽ phải tự lựa
chọn và điều chỉnh độ cao của đôi giày mà mình mang cho phù hợp. Nếu
không thấy cần thiết phải mang giày cao gót thì những đôi giày đế bằng
luôn là lựa chọn tốt nhất dành cho đôi chân và sức khỏe của bạn.
3. Thói quen đố kỵ hay thường xuyên tức giận
Các
chuyên gia thuộc trung tâm y khoa của trường ĐH Duke, Hoa Kỳ nhận thấy
những người thường xuyên biết tha thứ sẽ ít đối mặt với cảm giác giận
dữ, oán hận, trầm cảm và ít bị đau ở xương khớp hơn. Theo giải thích từ
tiến sĩ James W.Carson, cảm xúc của chúng ta, những cơn đau ở cơ và suy
nghĩ đều ảnh hưởng trực tiếp đến sức mạnh của các tín hiệu về các cơn
đau do não bộ nhận và truyền đi.
Giải pháp: không phải mọi cảm
giác bực tức, bức bối đều có hại cho cơ thể, tuy nhiên, bạn cũng cần học
cách kiềm chế bớt những cảm xúc hay suy nghĩ tiêu cực của mình. Hãy bắt
đầu học cách tha thứ bằng cách nghĩ đến những điều có thể khiến bạn
căng thẳng hoặc tức giận rồi sau đó, bắt đầu nghĩ đến những cảm giác tha
thứ nhỏ nhất, dần dần thay thế bớt những suy nghĩ tiêu cực bằng những
thứ tích cực hơn.
4. Ngồi cả ngày
Ngồi
cả ngày có thể không làm bạn mệt mỏi về sức lực như các công việc nặng
nhọc, phải vận động thể lực nhiều, nhưng phần lớn chúng ta đều không giữ
được tư thế đúng khi ngồi trước màn hình máy vi tính cả ngày. Đây là
nguyên nhân khiến các cơn đau cơ ở lưng bị yếu do thiếu hoạt động. Ngồi
còn khiến cho cột sống phải chịu áp lực nhiều hơn 40% so với tư thế
đứng.
Giải pháp: cố gắng tìm kiếm cơ hội để đứng dậy thường xuyên
khi bạn phải ngồi làm việc cả ngày. Ngoài ra, cần ngồi đúng tư thế để
giữ cho các cơ ở lưng và cột sống được thẳng, hạn chế tạo áp lực lên cột
sống. Cuối cùng, cần giữ cho đầu luôn thẳng, hướng về phía trước khi sử
dụng máy vi tính.
5. Căng thẳng
Khi bạn bị
căng thẳng, cơ thể cũng sẽ bị stress theo, bao gồm cả các cơ ở lưng và
cổ. Chúng sẽ co rút và siết chặt lại. Nếu tình trạng căng thẳng về tinh
thần kéo dài, những cơ đang siết chặt này sẽ không có cơ hội được thư
giãn, gây ra các cơn đau khó chịu.
Giải pháp: có rất nhiều cách đã được chứng minh có thể làm giảm stress hiệu quả như tập thể dục, ngồi thiền hay tắm nước ấm…
6. Không tập thể dục
Tập
thể dục là cách để rèn luyện cho các cơ trở nên rắn chắc hơn, nâng đỡ
phần lưng tốt hơn. Khi bạn không chú trọng đến việc vận động hay tập
luyện thể dục thể thao, các cơ rất dễ bị suy yếu và cứng, thiếu độ dẻo
dai, các đốt sống cũng nhanh bị thoái hóa.
Giải pháp: tập thể thao
để tăng cường sự khỏe mạnh cho các cơ ở vùng lưng và bụng. Bạn có thể
bắt đầu bằng những bài tập vận động nhẹ nhàng như đi bộ rồi nâng dần mức
độ và cường độ tập luyện lên theo khả năng chịu đựng của cơ thể.
7. Tiêu thụ quá nhiều đồ ăn vặt
Lượng
calo dư thừa và ít chất dinh dưỡng - những đặc trưng của nhóm thức ăn
vặt – sẽ làm bạn nhanh chóng bị tăng cân. Cân nặng dư thừa là một trong
những nỗi ám ảnh cho chiếc lưng của bạn. Trọng lượng thừa sẽ tạo áp lực
lên vùng chậu, gây căng thẳng cho phần phía dưới lưng. Những người thừa
cân còn có nguy cơ mắc bệnh loãng xương rất cao.
Giải pháp: chỉ
cần giảm từ 5% đến 10% trọng lượng cơ thể là đã đủ để tạo ra những thay
đổi tích cực cho sức khỏe của bạn. Hãy chia nhỏ bữa ăn thành 4 đến 5 bữa
trong ngày để giảm bớt việc tiêu thụ thức ăn vặt, thay đổi thực phẩm
theo hướng lựa chọn những thứ lành mạnh hơn cho sức khỏe và uống trà
xanh mỗi ngày.
>>> Xem bói tu vi tron doi tại đây bói
8. Ngủ trên chiếc nệm đã cũ
Theo
Tổ chức chăm sóc giấc ngủ quốc gia của Hoa Kỳ, một chiếc nệm tốt thường
có tuổi thọ từ 9 đến 10 năm. Vậy chiếc nệm mà bạn đang nằm đã bao nhiêu
“tuổi”? Nếu không thể nhớ được thời gian cuối cùng mình thay nệm mới là
bao nhiêu năm thì rất có thể, cơ hội để cột sống của bạn được nâng đỡ
tốt trong lúc ngủ sẽ vơi dần theo năm tháng.
Giải pháp: thay thế
chiếc nệm đã quá cũ của mình bằng một chiếc mới không quá cứng và cũng
không quá mềm. Mặt phía trên của nệm phải đủ cứng để không làm lưng bị
cong xuống và phần phía dưới của nệm phải có khả năng nâng đỡ tốt trọng
lượng của cơ thể khi bạn nằm.
Thứ Tư, 15 tháng 4, 2015
Những thói quen khiến bạn đau lưng
About Unknown
Author Description here.. Nulla sagittis convallis. Curabitur consequat. Quisque metus enim, venenatis fermentum, mollis in, porta et, nibh. Duis vulputate elit in elit. Mauris dictum libero id justo.