Muốn thoát khỏi cảm giác bị “hành hạ” trong học tập, cách duy nhất là bản thân ta phải “hành động”.
Khi “hành” = “hành hạ”
Rất
nhiều bạn luôn than thở về chuyện trường lớp của mình, luôn miệng kêu
ca rằng: “Nền giáo dục nước ta” thế này thế kia, số khác thì âm thầm,
bền bỉ chịu đựng. Nhưng điểm chung của họ đều là những học sinh chưa
thật sự biết cách học. Họ học vì điểm số, vì sợ mình thua kém bạn bè, họ
chạy liên tục từ lớp học thêm này sang lớp học thêm khác mỗi tối, trên
tay họ luôn là một cuốn tập/đề cương chi chit chữ được highlight xanh đỏ
để “tụng”.
Bích Trang (lớp 11, trường THPT
CVA) là một trường hợp như thế. Lịch trình mỗi ngày của cô nàng này còn
căng thẳng hơn cả ca sĩ đi show. Trang học thêm cả Toán, Lý, Hóa, Anh
và cả môn… Tin học ở ngoài trường (dù trong trường bạn đã được học rất
đầy đủ) để “thi nghề được điểm cao hơn bạn bè”. Ngoài ra, môn Toán cô
bạn học song song ở hai “lò” khác nhau cho… “chắc ăn” – theo lời tâm sự
của bạn ấy.
Không
chỉ tự hành hạ về thể xác, cái sự “hành” về tinh thần cũng được nhiều
bạn chọn cho mình. Bạn không “chạy show”, không “học ngày học đêm” nhưng
thái độ với việc học của bạn rất có thể chính là một cách hành hạ tinh
thần bản thân. Vì thế, bạn chán ghét mỗi khi nghĩ đến chuyện phải đến
lớp hàng ngày, bạn luôn cho rằng “những kiến thức này mai mốt ra đời
mình chẳng bao giờ dùng đến” và học chỉ để đối phó, để đủ điều kiện lên
lớp.
Đến lúc phải “hành động”
Muốn
thoát khỏi cảm giác bị “hành hạ” trong học tập, cách duy nhất là bản
thân ta phải “hành động”. Bạn hãy tự đặt ra cho mình những câu hỏi như: “Mình muốn trở thành một người như thế nào?”; “Mình học để làm gì cho bản thân?”; “Mình sẽ học cái gì, như thế nào?”
Sau
khi trả lời những câu hỏi mình đã đặt ra, việc đầu tiên là bạn hãy rà
soát lại quá trình học tập của mình. Xem có phải mình đang quá ôm đồm/lơ
là việc học hay không, mạnh dạn cắt bỏ những lớp học thêm dư thừa và
không cần thiết. Trong quá trình học, cố gắng tập trung, liên hệ các
kiến thức ra thực tế đời sống để nhớ lâu hơn như “Tại sao máy ATM không
được bọc bằng nhựa để khỏi bị rò điện gây chết người mà phải bọc bằng
kim loại?” – kiến thức Vật lý lớp 11 sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi.
Không
chỉ thay đổi về “nội lực”, yếu tố “ngoại lực” cũng cần phải được F5 để
việc học hiệu quả nhất. Tìm cho mình một người bạn để học chung (nên
nhắm chọn những tên mọt sách trong lớp), thay đổi không gian học tập:
sắp xếp, bài trí lại chỗ học để tinh thần được thoải mái nhất. Đó chính
là cuộc cách mạng dành cho bạn – thay đổi chính mình để đối diện với thế
giới bên ngoài một cách tích cực nhất.
Tips thực hành ở một số môn cho bạn:
-
Toán: Sau mỗi bài mới, lần lượt giải các dạng bài tập từ dễ đến khó cho
nhuần nhuyễn. Hiểu tường tận các công thức cơ bản có trong đầu. Các
công thức phức tạp khác không nhất thiết bạn phải nhớ vì có thể suy ra
từ công thức cơ bản.
- Lý: Vận dụng kiến thức
đã học vào đời sống. Thấy hiện tượng gì là có thể giải thích được ngay
chứ không phải ấm ức kiểu “Cái này có nghe qua nhưng quên mất là nó như
thế nào rồi”.
- Hóa: Ghi nhớ bản chất của từng
loại phản ứng sau đó có thể tự viết được các phương trình cùng dạng của
các chất mới học. Vận dụng vào đọc thành phần của lon nước ngọt bạn đang
uống và hiểu được tối thiểu 50%.
- Anh văn: Có
khả năng đọc – hiểu các bài đọc cơ bản trong sách giáo khoa rồi đến các
văn bản khó theo từng mức độ, nói chuyện gãy gọn, tự nhiên. Ngữ pháp cơ
bản bạn cũng cần ghi nhớ đấy.
- Sinh, Địa, Sử:
Học thuộc nhưng không phải kiểu có chữ nào nhét vào đầu chữ ấy, hãy học
những ý chính và diễn đạt nó một cách ngắn gọn. Trong lúc học có liên
tưởng các hình ảnh liên quan.
-----------------------------------------------