Sau 5 năm mở rộng địa giới hành chính, được sự quan tâm của các cấp
chính quyền TP Hà Nội, ngành giáo dục Thủ đô đã có những bước phát triển
có tính đột phá.
Không chỉ cơ
sở vật chất được đầu tư mà những chính sách ưu đãi đối với cán bộ, giáo
viên cũng được cải thiện, chất lượng giáo dục được nâng cao, góp phần
quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của người dân Thủ
đô.
Cơ sở vật chất - nâng cao cả chất và lượng
Cách đây 5
năm, khi Nghị quyết 15/2008/QH12 của Quốc hội khóa XII bắt đầu được
triển khai, không ít người đã "ái ngại" trước những nhiệm vụ nặng nề mà
ngành giáo dục Thủ đô phải gánh vác. Nguyên nhân chủ yếu là do khoảng
cách về cơ sở vật chất, trình độ dạy và học giữa các khu vực nội - ngoại
thành và vùng sâu, vùng xa rất khó để thu hẹp. Tuy nhiên, nhờ sự quan
tâm, đầu tư với những quyết sách hợp lý của các cấp chính quyền TP, giáo
dục Thủ đô vẫn dẫn đầu cả nước về chất lượng giáo dục và đào tạo.
Tính từ năm
học 2008 - 2009 đến đầu năm học 2012 - 2013, Hà Nội đã có thêm 7.841
phòng học văn hóa, 2.296 phòng học bộ môn; xây dựng mới 11.148 phòng học
văn hóa, 1.071 phòng học bộ môn (trong đó xây mới thay thế 5.523 phòng
học tạm và cấp 4 xuống cấp) của các cấp học. Các điều kiện về cơ sở vật
chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học trong các trường học được cải
thiện rõ rệt theo hướng chuẩn hóa, đồng bộ, hiện đại.
Nhờ sự quan
tâm của các cấp chính quyền, khoảng cách về cơ sở vật chất giáo dục,
chất lượng đào tạo giữa các khu vực của Thủ đô đã giảm đáng kể. Điển
hình là huyện Phúc Thọ - một trong những huyện còn nhiều khó khăn về cơ
sở vật chất, có những trường, lớp chỉ là những căn nhà cấp 4 sập sệ,
nhiều lớp phải học nhờ, học tạm, đời sống giáo viên rất gian nan… Đến
nay, giáo dục huyện Phúc Thọ đã "thay da, đổi thịt", phòng học tạm, học
nhờ, phòng học cấp 4 cơ bản được "xóa sổ", nhiều ngôi trường được xây
dựng với các khối nhà 3 - 4 tầng khang trang.
Giờ học hát của cô và trò trường Mầm non Tân Hội, xã Tân Hội, huyện Đan Phượng. Ảnh: Linh Anh
Mở rộng chế độ đãi ngộ
Với mục tiêu
phát triển đồng đều, bình đẳng giữa các khu vực, ngành giáo dục Hà Nội
đã có nhiều chính sách như miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và
cơ chế thu, sử dụng học phí đối với các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống
giáo dục quốc dân đã được thông qua, đi vào cuộc sống.
Điểm ưu việt
của chính sách này là mỗi học sinh trên địa bàn Thủ đô đều được hưởng
chế độ ưu đãi tốt nhất nhằm đạt kết quả học tập cao. Hà Nội đã có những
ưu tiên trong việc áp dụng khung học phí ở mức thấp nhất (HS nội thành
40.000 đồng/tháng, HS nông thôn 20.000 đồng/tháng), ngoài ra, thực hiện
miễn giảm học phí cho HS diện chính sách, HS có cha mẹ làm nông nghiệp,
có hoàn cảnh khó khăn… Những ưu tiên đầu tư cho giáo dục lớn như vậy rõ
ràng là sự nỗ lực, thể hiện quyết tâm của lãnh đạo TP Hà Nội trong việc
tạo ra sự bình đẳng, khuyến khích phát triển sự nghiệp giáo dục rộng
khắp trên địa bàn Thủ đô.
Với nỗ lực
đầu tư cho giáo dục, trong 5 năm qua, các chế độ, chính sách đối với đội
ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục cũng được TP đặc biệt quan
tâm. Nguồn kinh phí TP cấp cho công tác đào tạo bồi dưỡng hàng năm ngày
càng tăng (2008: 8,4 tỷ đồng; đến năm 2012: 20 tỷ). Với nguồn kinh phí
trên, đã có hơn 150.000 lượt cán bộ quản lý và giáo viên trong ngành
được tham dự các lớp đào tạo bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ; xây dựng và ban hành một số quy chế, quy định và thực hiện
tốt các chế độ chính sách đối với cán bộ giáo viên. Đội ngũ giáo viên và
cán bộ quản lý được phát triển cả về số lượng và chất lượng, đảm bảo cơ
bản đủ định mức giáo viên đứng lớp của các ngành học, cấp học; hơn
26.000 giáo viên mầm non nông thôn được hưởng các chế độ chính sách như
viên chức Nhà nước.
Theo ông
Nguyễn Hữu Độ - Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, để đáp ứng được những yêu
cầu phát triển mới của Thủ đô, để Hà Nội xứng đáng là trung tâm giáo dục
lớn của cả nước, ngành giáo dục sẽ tiếp tục từng bước quy hoạch hợp lý
mạng lưới trường học theo hướng đảm bảo chất lượng, đáp ứng nhu cầu
người học; tiếp tục đẩy mạnh đổi mới công tác quản lý, giải quyết triệt
để bệnh thành tích và gian lận trong thi cử; Ngành cũng đầu tư xây dựng
cơ sở vật chất cho những trường mầm non có nhiều điểm lẻ tại các huyện
ngoại thành để tạo điều kiện tổ chức dạy học và chăm sóc trẻ tốt hơn;
Tiếp tục thực hiện chương trình xóa
phòng học cấp 4 và phòng học xuống cấp của các huyện để kiên cố hóa
trường lớp. Trong thời gian tới, ngành GD&ĐT Hà Nội sẽ tiếp tục tập
trung mọi nguồn lực để triển khai nhiệm vụ các năm học, đổi mới căn bản
toàn diện và nâng cao chất lượng điều kiện dạy và học để giáo dục là
"Quốc sách hàng đầu".
----------------------------------------------- Tra cuu diem thi Sửa chữa điều hòa tại Hà Nội Lich van nien Lễ ăn hỏi Tu vi tron doi Xem boi Xem ngay tot xau Lich am Thông tắc