Thứ Năm, 7 tháng 6, 2012

Đề xuất lập Bộ ĐH - KHCN chưa khả thi

Bên cạnh những ý kiến tán đồng việc thành lập Bộ ĐH - KHCN để tạo ra sự hợp tác liên ngành giữa giáo dục ĐH và sự phát triển của KHCN, vẫn còn những ý kiến trái chiều với đề xuất này.

Để rộng đường dư luận, Đất Việt xin trích đăng ý kiến của các chuyên gia cùng những phân tích mặt được và chưa được khi thành lập Bộ ĐH - KHCN.
GS Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT: Không có gì bảo đảm hiệu quả.
Một số nước trên thế giới có mô hình giáo dục đi với khoa học. Vì vậy, việc nhập hệ ĐH vào Bộ KHCN không phải là đề xuất mới. Tôi thấy vấn đề ở chỗ khác chứ không phải sáp nhập. Đó là chấn chỉnh lại những gì sai lệch, để cho hệ thống giáo dục được ổn định. Theo tôi làm sao cho người dân yên tâm, tin vào thầy cô giáo Việt Nam. Việc mở trường ĐH, CĐ một cách tràn lan thì bây giờ phải chấn chỉnh lại. Ở phổ thông có nhiều vấn đề, dạy quá nhiều những cái không cần thiết. Trong tình hình lộn xộn thế này, nếu chia ra thì càng phức tạp hơn. Phải chấn chỉnh và ổn định những vấn đề về tổ chức.




Sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội nghiên cứu khoa học. Ảnh: Kim Anh
Xu thế của thế giới đang giảm dần hành chính, nên không cần phải nhiều bộ. Vấn đề là tổ chức như thế nào, chứ không phải là ghép cái này sang cái kia. Nếu sáp nhập hệ ĐH vào Bộ KHCN chẳng có gì bảo đảm là hiệu quả hơn. GS Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội: Chưa biết nơi nào trội hơn!
Đề xuất này đã được nêu lên nhiều lần và trên thế giới một số nước đã có mô hình gắn ĐH với NCKH. Hiện nay giáo dục ĐH đang trong lĩnh vực chung là giáo dục. Bởi vậy tôi nghĩ triển vọng để chắp nối ĐH với NCKH rất khó. Bởi vì, mình chưa có tiền lệ và lập luận, căn cứ, thuyết minh cho ý tưởng đó chưa được thiết thực. Đặc biệt, sự lựa chọn GD ĐH ở với Bộ GD-ĐT hay ở với Bộ KHCN thì cũng chưa biết chỗ nào trội hơn chỗ nào.



Hiện nay, trừ 2 ĐHQG có đầu mối trực tiếp của Bộ KHCN trong việc nhận nhiệm vụ và kinh phí nghiên cứu KHCN, còn lại tất cả các trường nhận kinh phí qua Bộ GD-ĐT hay Bộ chủ quản. Như vậy, vô hình chung không được trực tiếp giao nhiệm vụ nghiên cứu, và tạo những sự ưu tiên trong việc giao kinh phí.



Tôi cho rằng, khi trường ĐH thực sự có hoạt động NCKH tương đối cao trong tương quan với hoạt động đào tạo thì các trường và các cơ quan nghiên cứu cùng nằm trong sự lãnh đạo của một cơ quan quản lý nhà nước chung rất là tốt. Nhưng hiện nay, quy mô hoạt động KHCN ở trong các trường ĐH còn rất thấp. Bởi vậy, tôi không tán thành chuyện nhập hoạt động NCKH với hoạt động đào tạo cùng một cơ quan quản lý chung. Nhưng, trong tương lai, khi hoạt động NCKH ở các trường ĐH đã phát triển lên ở mức độ tương đối thì lúc ấy sẽ trở thành nhu cầu cấp thiết.
TS Bùi Trân Phượng, Hiệu trưởng trường ĐH Hoa Sen: Tôi chẳng tin tưởng…
Việc thành lập Bộ ĐH - KHCN, theo quan điểm cá nhân tôi thì sẽ chẳng mấy hiệu quả bởi quan trọng nhất trong điều hành vẫn là do con người. Nếu con người đã không phù hợp thì cho dù có tách ra hay nhập vào cũng không tạo ra được thay đổi gì hết. Do vậy, việc có thành lập Bộ ĐH - KHCN hay không thì tôi cũng chẳng quan tâm.
Tra cuu diem thi tot nghiep THPT Tra cuu diem thi lop 10 Tra cuu diem thi

Nặc danh

About Nặc danh

Author Description here.. Nulla sagittis convallis. Curabitur consequat. Quisque metus enim, venenatis fermentum, mollis in, porta et, nibh. Duis vulputate elit in elit. Mauris dictum libero id justo.

Subscribe to this Blog via Email :