Thứ Năm, 29 tháng 8, 2013

Nguyễn Ánh 9: Thức tỉnh ca sĩ chưa đủ văn hóa

Dư luận không chỉ sôi sục mà đi vào suy ngẫm sự kiện ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng đăng tải ‘tâm thư’ trên trang cá nhân "phản pháo" lại nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 về những nhận xét thẳng thắn với vài ca sĩ nổi tiếng hiện nay.

Chia sẻ về vấn đề này, hầu hết các nghệ sỹ lão làng trong làng nhạc đều có chung nhận định và đồng quan điểm với ý kiến của nhạc sỹ Nguyễn Ánh 9 và cho rằng, giữa chốn showbiz ngập tràn những lời ca ngợi, tung hô như hiện nay, sẽ cần lắm những người can đảm dám nói lên sự thật, dù đó là những sự thật đau lòng để cảnh tỉnh làng nhạc Việt như Nguyễn Ánh 9.
Bên cạnh đó, nhiều ý kiến lại cho rằng đây không chỉ là chuyện đối đáp giữa 2 người mà còn là chuyện kinh nghiệm sống và trình độ văn hóa nghệ sĩ.
Nhận xét của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 về Đàm Vĩnh Hưng và một số ca sĩ nổi tiếng khác đã gây sự chú ý của dư luận
Nhận xét của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 về Đàm Vĩnh Hưng và một số ca sĩ nổi tiếng khác đã gây sự chú ý của dư luận
Lời Nguyễn Ánh 9: Thức tỉnh ca sĩ chưa đủ trình độ văn hóa
Là nhạc sĩ và là người hoạt động trong lĩnh vực văn nghệ từ gần 50 năm ở hải ngoại, GS.TS Trần Quang Hải, cho rằng nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 "là người dám nói thẳng và chỉ ra những lỗi của các ca sĩ tự cho là ngôi sao hay diva".
"Với tư cách là một dân tộc nhạc học gia, tôi đã nghe rất nhiều các bài bản của những ca sĩ được báo chí " tôn vinh" một cách thiếu suy xét vì nhiều ca sĩ hiện nay đều "hét" chứ không còn "hát" nữa. Các nhạc phẩm vui hay buồn đều diễn tả một kiểu và lại bị phân tán bởi một toán vũ điệu phía sau ca sĩ vung tay, múa chân làm phân tán sự chú trọng vào lời ca.
Mặt khác, các ca sĩ hiện nay chỉ dồn vào y phục, càng hở hang càng tốt, chịu ảnh hưởng nhiều cách diễn xuất của các nghệ sĩ Hàn Quốc.
Những lời nhận xét thành thật của một nhạc sĩ có tài, sống lâu năm trong nghề như Nguyễn Ánh 9 là những lời cảnh cáo để làm thức tỉnh những ca sĩ chưa có nhiều kinh nghiệm sống thật sự và có đủ trình độ văn hóa...
Tôi đã sống trong nghề nhạc sĩ và làm văn nghệ từ gần 50 năm ở hải ngoại, trình diễn trên 3.500 buổi ở 70 quốc gia trên thế giới mà lúc nào cũng thấy mình vẫn còn cần học hỏi rất nhiều ở những người thầy (lớn tuổi có, nhỏ tuổi cũng có).
"Nhất tự vi sư, bán tự vi sư", ai cũng có thể làm thầy của mình và mình phải biết chấp nhận những lời phê bình chính đáng để vươn lên cao hơn nữa trong nghề nghiệp.
Tôi rất phục anh Nguyễn Ánh 9 là người có đủ can đảm vạch những điểm yếu của các ca sĩ "nổi danh"." - GS.TS Trần Quang Hải nói. 
Việt Nam thiếu một sự giáo dục nghiêm chỉnh trong lĩnh vực âm nhạc
Trong khi đó, trên trang cá nhân của mình, nhạc sĩ Trịnh Nam Sơn đã có những dòng chia sẻ: “Đọc xong bài trả lời phỏng vấn của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 và một số bài viết khác liên quan, tôi thấy câu chuyện xảy ra thật là đáng tiếc!
Trong "tâm thư" của Đàm Vĩnh Hưng, có nhắc đến một status của đại tá, nhà thơ Hồng Thanh Quang, Phó tổng biên tập Báo Công an nhân dân viết trên trang facebook của anh.
Đại ý rằng: Càng là nghệ sĩ thì càng phải thận trọng khi nhận xét về nghệ thuật của đồng nghiệp dù họ có thể lớn tuổi hay ít tuổi hơn mình! Thực tế từng cho thấy, có những nghệ sĩ sáng tạo rất đỉnh nhưng lại kém thuyết phục khi định đóng vai nhà phê bình…!
Lời này không sai! Vì người giỏi ở một lĩnh vực sáng tạo không hẳn đã là người thầy giỏi về phê bình khi va chạm với xã hội vì nó đòi hỏi sự can đảm, tế nhị và thành thật.
Nhưng sử dụng câu này vào thời điểm nào thì cũng còn tùy vào cách suy nghĩ của người sử dụng. Sao “quả tạ” thường rơi là do chỗ khi mà người kém bản lĩnh, kém khả năng giữ bình tĩnh để cảm tính lấn át lý trí hoặc thiếu sự “huấn luyện chuyên nghiệp” để nhìn ra đâu là những cái khác nhau giữa phê bình có tính cách xây dựng và phê bình có tính cách chê bai, đả phá trong lĩnh vực “sử dụng và xử lý” các tác phẩm sáng tác.
Vì vậy, rất dễ xảy ra tình trạng bất đồng ý kiến, đưa đến bất mãn, không hài lòng về nhau.
Ý tôi muốn nói là chuyện rất vắng bóng cái yếu tố “tôn trọng” ý của tác giả sáng tác hay ý của người nắm giữ bản quyền”.
Ngoài ra, ông còn chia sẻ: “Có một điểm tôi rất đồng ý với nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 về con đường âm nhạc nói chung. Đó là ảnh hưởng của nền giáo dục.
Nếu người lớn chỉ lo đến chuyện kiếm tiền mà không chú trọng đến bồi bổ, duy trì và phát triển văn hóa, sắc thái dân tộc thì văn hóa và khả năng giữ gìn sắc thái riêng của dân tộc sẽ dần phai nhạt, thay vào là sự lệ thuộc, bị “đô hộ hóa” bởi văn hóa của quốc gia khác do chính mình tự chọn.
Không phải Việt Nam thiếu nhân tài trong nghệ thuật. Cái mà Việt Nam yếu kém ở đây rõ ràng là thiếu một sự giáo dục nghiêm chỉnh và một “công nghệ chuyên nghiệp" trong lĩnh vực âm nhạc”.
-----------------------------------------------

Nặc danh

About Nặc danh

Author Description here.. Nulla sagittis convallis. Curabitur consequat. Quisque metus enim, venenatis fermentum, mollis in, porta et, nibh. Duis vulputate elit in elit. Mauris dictum libero id justo.

Subscribe to this Blog via Email :